TIÊU CHUẨN CHỌN GIỐNG NA DAI
Giống na dai được nhân giống bằng phương pháp ươm hạt và ghép cành, khi chọn giống bà con chọn những cây giống khỏe mạnh, không sâu bệnh, cây giống cao từ 30 – 40cm.
Thời vụ và mật độ trồng na dai
– Thời vụ trồng: Thời vụ trồng giống na dai thích hợp là vào đầu mùa xuân và có thể kéo dài đến tháng 8 – 9.
– Mật độ trồng: Na dai bà con có thể trồng với mật độ cao, khoảng cách mỗi cây từ 4m x 4m.
Làm đất và đào hố trồng na dai
– Trước khi trồng bà con phải làm đất kỹ tơi xốp, dùng vôi bột để khử trùng đất tránh sâu bệnh xâm hại cây na dai.
– Đào hố: bà con cần chuẩn bị trước từ 20 – 30 ngày, với kích thước hố từ 50cm x 50cm x 50cm, đào hố xong bà con bón lót mỗi hố từ 40 – 60g phân chuồng hoai ủ hoai mục + 0,4kg supe lân trộn đều với đất.
Kỹ thuật trồng cây na dai
Khi trồng cây bà con đặt cây giống ở giữa hố, đặt bầu đặt ngang với mặt đất, dùng vun đất và dùng tay nén chặt đất đắp hố cao hơn mặt bầu từ 3 – 5cm, tưới đẫm nước cho cây trồng, dùng rơm dạ cỏ khổ phủ lên gốc cây trồng.
Cắt tỉa tạo tán cho cây na dai
Sau khi bà con trồng na dai được khoảng 4 – 5 tháng cây lúc này đã cao được tầm 1m. Bà con tiến hành dùng kéo cắt tỉa ngọn để cây na dai cho ra những cây cành cấp 1. Những cành cấp 1 phát triển bà com tiến hành cắt tỉa tạo cành cấp 2 – 3 tiếp. Việc tỉa cành cũng để loại bỏ đi những cành vượt, cành héo úa sâu bệnh giữ lại những cành cấp 1 – 2 – 3 khỏe mạnh để cây được phát triển và đậu quả nhiều hơn.
Phòng trừ sâu bệnh cho cây na dai
Cây na dai là cây ăn quả ít sâu bệnh nhưng khi trồng cũng có thể mắc một số sâu bệnh điển hình như: mối hại gốc, nhện đỏ, sâu đục quả.
– Mối hại gốc: khi mắc trường hợp này bà con dùng thuốc Padan 0,2% tưới vào gốc 2 – 3 lần và làm sạch gốc na dai thường xuyên.
– Nhện đỏ làm úa vàng, rụng lá, quả bà con dùng thuốc Sông Mã 24WG, Pegasus, Regent… phun phòng bệnh.
– Sâu đục quả: phòng chống bằng thuốc Padan, Regent.