Lộc Vừng là cây thân gỗ lâu năm, có tên khoa học là Barringtonia acutangula; với chiều cao trưởng thành có thể lên đến 15 và đường kính thân 40 – 50cm.
Thân cây khi còn nhỏ có màu xám xanh và chuyển dần sang màu nâu khi già, vỏ cây sần sùi, bong mảng, Thịt vỏ đỏ hồng, nhiều sơ, có dịch đỏ, vỏ lụa trắng vàng
Đặc điểm cây lộc vừng.
Cây có chiều cao khoảng từ 2-5m, có những cây cao lên đến 10m. Là thân gỗ to và được bao phủ bởi lá cây rũ xuống.
Tán lá rộng và to đều, chính vậy tạo ra một bóng râm lớn cho khu vực, ngoài ra cây còn có nhiều cành. Lá lộc vừng, ở nước ta chia thành 2 loại, dài và tròn. Và mỗi loại đều có một kiểu hoa riêng. Lá lộc vừng khi còn non sẽ có màu đỏ tía, màu của lộc non, khi lớn chuyển màu xanh mượt, đậm màu, mặt trên đậm hơn dưới .Lá cây lộc vừng hình bầu dục ,thuôn dài, nhọn dần về phía cuống, mép lá có răng cưa mềm mại, cuống ngắn, gân nổi rõ. Khi lá rụng để lại vết sẹo hình lưỡi liềm.
Một sự đặc sắc mà khiến cho người ta thích lộc vừng đó chính là hoa lộc vừng. Hoa lộc vừng nhỏ xinh và kết thành chùm dài khoảng 6-20cm. Hoa lộc vừng có màu trắng, đỏ và vàng. Khi nở hương hoa có mùi thơm nhẹ, với hình dáng mềm mại, thướt tha của hoa đã tạo lên vẻ đẹp quyến rũ và giúp nổi bật cho cây.
Quả lộc vừng có màu nâu, hình cầu và vỏ ngoài cứng. Bên trong của quả có ít hạt nhưng chìm trong thịt của quả.
Công dụng của Lộc vừng
Không chỉ mang lại cho chúng ta được bóng mát, cây còn giúp mang lại quang cảnh gây thẩm mỹ tốt cũng như tươi mát cho không gian. Với vẻ tươi tắn của hoa, cây đã được ưa chuộng rất nhiều trên đường phố. Không chỉ vậy, cây lộc vừng còn được trồng trong nhà để mang lại phong thủy tốt cho chúng ta.