Biện pháp phòng ngừa sâu bệnh hại cây cảnh hiệu quả

Cây cảnh được trồng ở ban công, vườn nhà thường bị các loại sâu bệnh hại tấn công khiến cây phát triển còi cọc, ảnh hưởng đến hình dáng thẩm mỹ của cây. Các loại hoa, cây kiểng bị sâu bệnh hại còn khiến hoa ra ít, thân cây xấu xí, lá phát triển kém, thậm chí dẫn đến chết cây. Để hạn chế cây bị sâu bệnh tấn công, Kênh nông nghiệp tổng hợp mách bạn một số biện pháp phòng ngừa sâu bệnh như trồng cây với mật độ hợp lý, xử lý đất nước trước khi gieo trồng, trồng cây đúng thời vụ, thay đất trồng sau mỗi mùa hoa,… 

1. Xử lý đất thật kỹ trước khi gieo trồng để phòng sâu bệnh hại cây

Đất là môi trường sống của cây và cũng là nơi nương náu của các loại ký sinh trùng, sâu bệnh hại cây để lại từ những lần trồng cây cảnh trước đó. Vì vậy, trước khi trồng cây mới, bạn nên xử lý đất thật kỹ nhằm bài trừ, tiêu diệt các tác nhân gây bệnh còn tồn tại trong đất.

Phần lớn nấm mốc, các vi sinh vật, sâu bệnh gây hại sống trong môi trường kỵ khí, ưa ấm. Chúng không chịu được nhiệt độ cao, đặc biệt là mẫn cảm với môi trường kiềm. Dựa vào đặc điểm này, bạn có thể áp dụng mẹo hay là làm tơi đất để tăng độ thoáng khí cho giá thể rồi bón vôi vào đất để trong thời gian khoảng từ 1 đến 2 tháng trước khi tiến hành trồng cây mới.

sau-benh-1

Làm đất thật kỹ trước khi trồng cây cảnh 

2. Cải biến môi trường sống của cây trồng để phòng sâu bệnh hại

Trồng cây cảnh tại nhà, trong chậu đặt ở ban công hoặc trong vườn nhà, nếu có thể thay đổi điều kiện môi trường sống sẽ giúp ích rất lớn cho việc cải thiện môi trường để giảm bớt khả năng sâu bệnh tấn công, cũng như tác hại của sâu bệnh đối với cây. Để cải thiện môi trường sống của các loại cây, hoa cảnh, bạn có thể áp dụng một số phương pháp vật lý như: trừ cỏ, bón phân, tưới nước cho cây.

  • Bón phân: Khi dùng phân hữu cơ để bón cho cây, bạn nên để cho thối rữa tối đa. Trước khi sử dụng, tiến hành sát khuẩn hoặc pha loãng nhằm loại bỏ triệt để sâu bệnh hoặc chất có hại trong phân.

  • Áp dụng tưới nước khoa học: Tưới nước cho cây với liều lượng và phương pháp tưới hợp lý. Trong thời kỳ cây sinh trưởng, tránh phun ướt đẫm cây. Cần xác định chính xác lượng nước và thời gian tưới. Tưới cho cây vào sáng sớm ngày nắng. Sau khi tưới, bạn chú ý kiểm tra lại độ ẩm của đất.

  • Trừ cỏ: Trồng cây cảnh trong chậu, lượng dinh dưỡng thường có hạn. Nếu xuất hiện cỏ trong chậu, cây trồng sẽ bị cạnh tranh về dinh dưỡng trong đất khiến cây phát triển không tốt. Vì vậy, bạn cần thường xuyên kiểm tra, tiến hành trừ cỏ cho chậu cây. Cỏ cũng là nơi ẩn nấp của vi khuẩn, sâu bệnh có hại, vì vậy, việc diệt cỏ nên được đầu tư thực hiện thường xuyên.

3. Trồng cây với mật độ hợp lý và đúng mùa vụ

Mật độ cây trồng ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng. Dù trồng cây cảnh ở đất vườn hay trong chậu, bạn đều cần lưu ý đến mật độ phân bố của cây. Đối với cây cảnh trồng ở ban công, sân thượng có diện tích mặt sàn nhỏ, bạn nên chú ý đặt cây với mật độ vừa phải. Nhiều người vì muốn tận dụng tối đa diện tích mà trồng cây với mật độ quá dày dẫn đến hiện tượng cây sinh trưởng kém. Mật độ cây trồng quá dày còn tạo môi trường ẩm ướt, ánh nắng không bao phủ hết, tạo điều kiện cho sâu bệnh sinh sôi và lây truyền từ cây này đến cây khác. Đảm bảo mật độ cây cảnh được trồng hợp lý, phù hợp với đặc tính sinh học của từng loài chính là biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại đơn giản nhưng hiệu quả mà bạn cần lưu ý khi trồng cây cảnh.

Trồng cây cảnh không giống các loại hoa màu. Thông thường, những người trồng cây cảnh nhỏ lẻ ít chú ý đến mùa vụ trồng cây. Ít người biết rằng thời vụ trồng cây cảnh cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển, cho hoa và kháng sâu bệnh của cây trồng. Vì vậy, khi trồng cây cảnh, bạn nên chú ý đến thời vụ vì mỗi loài cây, hoa cảnh chỉ sinh trưởng tối ưu trong những khoảng thời gian nhất định trong năm. Có những giống sẽ phát triển tốt trong mùa xuân, hè, ít sâu bệnh nhưng ngược lại một số cây lại có khả năng sinh trưởng tốt trong mùa thu đông. Khi trồng cây cảnh ở ban công, vườn nhà, bà con cần chú trọng đến thời vụ trồng thích hợp đối với từng loại cây để giảm thiểu ảnh hưởng của sâu bệnh đến quá trình trình sinh trưởng và phát triển của cây.

sau-benh-2

Cây trồng với mật độ hợp lý để tất cả đều được đón ánh mặt trời giúp phòng trừ sâu bệnh hại hiệu quả 

 4. Thay đất hoặc tráo cây cảnh sau mỗi mùa hoa

Cũng giống như sâu bệnh hại cây ăn quả, hoa màu, sâu bệnh hại cây cảnh cũng có những loài gây hại trên loại cây cảnh này nhưng lại thân thiện với giống cây khác. Hiểu được đặc tính này của sâu bệnh, bạn có thể áp dụng cách phòng ngừa sâu bệnh trên cây cảnh đơn giản là thay đất chậu trồng sau mỗi mùa hoặc có thể tráo cây giữa các chậu với nhau. Cách làm này vừa giúp loại trừ các giống sâu bệnh quen thuộc đang ẩn náu trong đất, vừa giúp tận dụng dinh dưỡng cho cây lại tiết kiệm chi phí nhưng vô cùng hiệu quả.

Ngoài ra, trong việc phòng trừ sâu bệnh hại cây hoa cảnh, bạn cũng cần chú ý đến yếu tố ánh sáng. Đây là nhân tố bài trừ sâu bệnh cho cây trồng cực hiệu quả đối với cả cây ưa bóng và cây ưa sáng. Bạn nên đặt cây ngoài ánh sáng trực xạ tối thiểu mỗi ngày từ 1 đến 2 tiếng để phòng ngừa sâu bệnh hại cây.

Gọi điện thoại
0962.359.469
Chat Zalo