Cây táo tây đỏ trưởng thành cao khoảng 3–12 m, tán rất rộng và rậm rạp.
Lá táo tây đỏ hình bầu dục, rộng 3–6 cm, dài 5–12 cm; đầu lá thắt nhọn với cuống lá (petiole) khoảng 2–5 cm. Rìa lá dạng răng cưa.
Hoa táo nở vào mùa xuân cùng lúc khi mầm lá nhú. Hoa sắc trắng, có khi pha chút màu hồng rồi phai dần.
Hoa có năm cánh, đường kính 2,5-3,5 cm. Trái chín vào mùa thu và thường có đường kính cỡ 5–9 cm.
Ruột táo bổ ra có năm “múi” (carpel) chia thành ngôi sao năm cánh. Mỗi múi có 1-3 hột.
Cây táo tây sẽ rất lớn nếu được trồng từ hạt giống, nhưng sẽ nhỏ hơn nếu được trồng theo phương pháp ghép lên rễ (gốc ghép).
Hiện có hơn 7500 giống táo, dẫn đến một loạt các đặc tính mong muốn.
Giống táo tây khác nhau được phối giống cho thị hiếu khác nhau và sử dụng khác nhau, bao gồm nấu ăn, sản xuất nguyên liệu nấu ăn và làm rượu táo.
Táo đỏ có chứa lượng Vitamin C và Vitamin E phong phú, những loại Vitamin này giúp cho làn da của phụ nữ mang bầu tươi sáng và đẹp hơn.
Ngoài ra, nó còn giúp chống lại sự hình thành các vết nám, vết thâm trên khuôn mặt.
Táo đỏ chứa giá trị dinh dưỡng rất cao với nhiều protein, lipid, axit amin, vitamin A, B2, C, P, các nguyên tố vô cơ như canxi, phốt pho, sắt, nhôm…
Quả của táo đỏ mật được sử dụng như món ăn truyền thống của người Hàn Quốc, Triều Tiên, Việt Nam… Ngoài ra, táo đỏ cũng được dùng để làm mứt táo, làm chè táo.