Cây sầu riêng là cây ăn trái mang lại giá trị kinh tế cao, được trồng nhiều ở khu vực Tây Nguyên và vùng đồng bằng sông Cửu Long. Cây sầu riêng nhiều trái nhất rất được bà con quan tâm và đầu tư phát triển trong thời gian gần đây, dưới đây là 5 kỹ thuật trồng cây sầu riêng mang lại nhiều trái nhất.
Vườn trồng sầu riêng nhiều trái nhất
Vườn trồng cần đảm bảo các yêu cầu như thoát nước trong mùa mưa tốt nhất, hạn chế được sâu bệnh gây hại, giữ độ phì cho đất, hạn chế được sâu bệnh gây hại và đảm bảo vườn thông thoáng.
Kỹ thuật trồng cây sầu riêng mang lại nhiều trái nhất
Mật độ
Tùy vào loại đất, giống và chế độ chăm sóc để bố trí mật độ trồng cho phù hợp. Tuy nhiên, loại đất tốt giàu dinh dưỡng như đất đỏ bazan nên trồng 100 cây/ha, tương đương 10mx10m/cây. Còn đất xám trồng 125 cây/ha khoảng 8mx10m/cây. Trong giai đoạn đầu cây còn nhỏ nên trồng xen canh một số cây ngắn ngày để lấy ngắn nuôi dài, tránh lãng phí đất và chống xói mòn.
Thời điểm trồng cây sầu riêng mang lại nhiều trái nhất
Trồng sầu riêng thích hợp nhất là từ đầu mùa mưa đến giữa mùa mưa (khoảng từ tháng 5 đến tháng 8)
Hố đào
Đào hố trồng cây trước khi trồng khoảng 1 – 2 tháng. Hố đào sâu khoảng 0,7m và dài, rộng 1mx1m. Sau đó, mỗi hốc sử dụng 0,5kg vôi để xử lý một số loại sâu bệnh. Khi đào hố được 2 tuần, mỗi hố tiếp tục dùng 20 – 40kg phân hữu cơ hoại mục, 1kg phân lân, 0,5kg vôi bột và một nửa lớp đất mặt đào từ hố lên trộn đều cho xuống và lấp lại cao hơn mặt đất tự nhiên.
Lúc trồng cây, đào hố vừa bằng bầu cây giống, nếu thấy cây có rễ già nhiều dùng kéo sắc tỉa bỏ bớt rễ già rồi đặt cây vào hố trồng, nén đất chặt xung quanh bầu cây. Trồng cây xong, cắm 3 cọc hình tam giác chụm xung quanh cây và buộc nhẹ vào thân cây để chống cho cây khỏi bị nghiêng ngả khi có mưa, gió lớn.
Độ ẩm
Dùng rơm, cỏ khô ủ gốc để giữ ẩm, che mát cho cây trong thời kỳ đầu và thường xuyên giữ ẩm cho cây. Nếu có nắng hạn kéo dài nên dùng vòi hoa sen tưới nước bổ sung cho cây, tham khảo thêm độ ẩm tại đây
Bón phân sao cho sầu riêng mang lại nhiều trái nhất?
Cây kinh doanh cần rất nhiều phân bón để tăng chất lượng trái, mỗi gốc cần 4-6kg phân NPK/năm. Chia làm 4-6 lần bón. Giai đoạn nuôi quả nên tăng lượng K (Kali) trong phân lên cao để tăng chất lượng quả, tăng tỷ lệ đậu trái. Sau thu hoạch thì giảm Kali tăng đạm và lân để cây phục hồi nhanh.
Khi bón phân bà con bón theo hình chiếu của tán cây, đất phải đủ ẩm và phải lấp nhẹ để phân để tránh bay hơi. Phân chuồng mỗi năm bổ sung 20-25kg, bón bằng cách đào rãnh đối xứng quanh gốc (khoảng cách so với gốc dựa vào hình chiếu của tán lá xuống đất) bón vào đầu mùa mưa, không bón trùng vào vị trí của năm trước.
Phân vi lượng-trung lượng nên bón vào gốc, vì tán cây khi này đã khá lớn, phun qua lá bất tiện mà không hiệu quả.
Tỉa cành, tạo tán cho cây sầu riêng mang lại nhiều trái nhất
Nếu trồng thuần có thể nuôi cành ngang từ 1,5m trở lên, hãm ngọn khi cây đạt chiều cao 7-10m. Trồng xen thì cành ngang phải cao hơn ngọn cây bên dưới từ 1-2m. Tạo dáng cân đối cho cây, phân tầng mỗi tầng cách nhau 40-60cm, có 3-4 cành cấp 1 tỏa đều ra các hướng.
Thu hoạch
Thông thường từ lúc ra hoa đến khi thu hoạch thường kéo dài 4-6 tháng. Quả thường được thu hoạch khi đủ độ già hoặc để cho quả tự rụng. Tuy nhiên cần tùy theo giống mà thời gian đeo quả trên cây ngắn hoặc dài
Chú ý: khi trái non vừa đậu đến khi trái non bằng quả quýt nên phun 15cc Toba Fruit để ngăn ngừa hiện tượng rụng trái non. Đồng thời, giữ ẩm đều cho cây không để ẩm độ trong đất thay đổi đột ngột dễ gây ra hiện tượng rụng trái non. Giai đoạn trái to khoảng 1kg trở lên phải thường xuyên theo dõi, phòng trừ sâu đục trái. Khi trái có cơm, thời tiết mưa nhiều lưu ý bệnh thối trái.
Trên đây là 5 kỹ thuật trồng cây sầu riêng nhiều trái nhất, bà con tham khảo thêm để cải thiện lại quy trình, cách làm để cải thiện năng suất thu hoạch tốt nhất.
Trân trọng cảm ơn bà con đã dành thời gian xem bài chia sẻ này, nếu Bà con quan tâm thêm có thể xem thêm Kỹ thuật chữa bệnh cho cây sầu riêng